Xót lòng nhìn con sống với bệnh tự kỷ

on 3/12/13

 Benh tu ky khi cha mẹ thấy con có biểu hiện lạ về ngôn ngữ, hành vi nên đi khám ngay để được can thiệp sớm 

 Hối tiếc vì phát hiện muộn 

Chị Tâm chia sẻ, chị thấy con có biểu hiện khác so với các bạn. Chị chủ quan nghĩ rằng con không mắc bệnh tự kỷ. Năm  2 tuổi chị cho con đi khám ở bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ kết luận: “Cần theo dõi tự kỷ”. Mặc dù có biểu hiện bệnh, và có kết luận của bác sĩ nhưng gia đình chị lại cho rằng đó là do cháu chậm nói nên chủ quan và bỏ lỡ cơ hội để chữa bệnh cho con.

Giờ đây, bệnh tự kỷ của con trai chị đã hiện rõ hơn trong cuộc sống của cả gia đình. Lúc thì cháu la hét, hờn dỗi lúc thì đập phá, la hét. Chị tuyệt vọng và cảm thấy bế tắc. “Có những lúc tôi bế tắc, tôi tự trách mình tại sao khi thấy con có biểu hiện khác thường lại không đi khám ngay. Chính tôi đã bỏ lỡ thời gian can thiệp vàng của con.” Chị Thanh ngậm ngùi.

Chị Thanh còn nhớ như in cái cảm giác đau đớn tủi hờn khi có một trường mẫu giáo không nhận con vào học. Chị đã ôm con chạy thẳng về nhà. Sau lần xin học đầu tiên bị từ chối, chị Thanh càng tự trách mình nhiều hơn. “Con mình đến đi học mẫu giáo còn không được thì có thể làm gì đây. Tôi cảm thấy như rơi xuống vực thẳm”. Chị Thanh chua xót.

Cháu V.H.N (Tây Hồ, Hà Nội) được các bác sĩ khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ khi 6 tuổi.

Anh Lê Đình Tuấn (cha của Cháu N) cho biết, thấy cháu có nhiều hành vi lạ, nét mặt thờ ơ, kết quả học tập rất kém. Cuối năm lớp 1 cháu N vẫn không biết 1 cộng 1 bằng mấy. Gia đình cho đi khám thì biết N mắc bệnh tự kỷ. Cháu phải dừng việc học ở trường và phải có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Xót lòng nhìn con sống với bệnh tự kỷ, Khoa nhi, Sức khỏe đời sống, Benh tu ky, tre tu ky, dau hieu nhan biet tre tu ky, can thiep som, hanh vi la, cham soc dac biet, suc khoe, tre nho, bao

Trẻ tự kỷ cần được phát hiện sớm. (Ảnh minh họa)

Theo Th.s Nguyễn Thu Hà (Khoa Tâm bệnh), Bệnh viện Nhi Trung ương, ở Việt Nam hầu hết số trẻ bị bệnh tự kỷ đều phát hiện rất muộn. Còn tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, trong khi năm 2000 có 2 trẻ chẩn đoán tự kỷ thì đến năm 2008 có đến 324 trẻ mắc bệnh tự kỷ. Trong số này, phần lớn trẻ được phát hiện và chẩn đoán khi quá 2 tuổi trong khi đó bệnh tự kỷ chẩn đoán sớm trước 2 tuổi  sẽ có cơ hội trở thành như người bình thường.

 Không có thuốc điều trị 

TS Nguyễn Thị Hương Giang (Bệnh viện Nhi Trung ương), hiện nay không có thuốc điều trị khỏi bệnh tự kỷ mà chỉ có thuốc giảm tăng động, giảm tính hung hăng, điều trị cảm xúc và tăng tính tập trung.

Theo TS Giang, chẩn đoán bệnh tự kỷ rất phức tạp. Khi đưa ra kết luận chẩn đoán một em bé bị tự kỷ, gia đình thường rất sốc nên phải thật chắc chắn mới khẳng định bệnh. Tuy nhiên, đối với các bé có các dấu hiệu “báo động sớm” của bệnh tự kỷ, gia đình cũng nên cho trẻ điều trị ngay.

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Yến, Phó viện trưởng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng, bệnh tự kỷ chưa có phương pháp nào chữa khỏi. Việc điều trị cho trẻ tự kỷ mang ý nghĩa nâng đỡ, giúp trẻ đa dạng hóa kỹ năng, tự chăm sóc bản thân và dễ hòa nhập hơn. Tuy nhiên, trẻ bị bệnh tự kỷ được can thiệp sớm sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn.

Trẻ bị bệnh tự kỷ thường biểu hiện khi trẻ 7-8 tháng tuổi. Tuy nhiên, cần ít nhất 6 tháng khám, bao gồm các công đoạn như khai thác kỹ tình trạng và những biểu hiện của trẻ từ lúc mới sinh, theo dõi trẻ, thực hiện các bài test và khám kỹ nhiều lần thì mới có thể đưa ra kết luận.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi cha mẹ thấy con có biểu hiện lạ về ngôn ngữ, hành vi nên đi khám ngay để được can thiệp sớm. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thường xuyên cho con đi khám và đánh giá theo định kỳ, phối hợp với các nhà chuyên môn vì chẩn đáon đúng và phát hiện sớm rất có ích cho trẻ.

 Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tự kỷ 

Phụ huynh nên nghĩ đến bệnh tự kỷ nếu trẻ có các biểu hiện sau: Không đáp ứng với nụ cười hoặc biểu lộ sự vui tươi lúc 6 tháng tuổi; không bắt chước âm thanh hay biểu lộ nét mặt lúc 9 tháng; không bập bẹ, chỉ bằng ngón trỏ hay vẫy tay lúc 12 tháng; không nói được từ đơn lúc 16 tháng, từ đôi lúc 24 tháng; mất ngôn ngữ và kỹ năng xã hội đáng lẽ đã thành thục ở lứa tuổi đó...

  (TS Nguyễn Thị Hoàng Giang, Bệnh viện Nhi Trung ương)  

Nguồn: 24h.com.vn

hiện tại sự đổi thay của môi trường sống, lề thói ít vận động, sức ép công việc và chế độ ăn uống không hợp lý làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý hiểm nguy như tim mạch, đái đường, mỡ máu, acid uric, hô hấp,…

sức khỏe và đời sống

Bên cạnh đó, do không quen đi khám sức khỏe định kỳ, tâm lý ngại đi khám hoặc lo ngại sợ phát hiện ra bệnh có thể sẽ lo âu mà nhiều người không muốn đi thẩm tra sức khỏe mà chỉ khi có triệu chứng thì mới chịu đi khám. Có rất nhiều trường hợp khi đến Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội khám phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở tuổi muộn hoặc đã có biến chứng phức tạp, rất khó chữa, mất nhiều thời kì và tốn kém.
Theo tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm vẫn có khoảng 17 triệu người chết do mắc các bệnh về tim mạch mặc dầu đây là bệnh có thể ngừa được.
Tăng mỡ máu, đặc biệt ở người có tuổi là căn nguyên quan yếu gây tăng áp huyết dẫn đến biến chứng như tai biến huyết quản não.
Tiểu đường là một bệnh mãn tính, nếu không được phát hiện và điều trị sớm dễ dẫn đến các biến chứng hiểm nguy ở tim, thận, mắt, não…Chỉ riêng năm 2004, có khoảng 3,4 triệu người chết do đường máu quá cao và số người chết do bệnh này sẽ tăng gấp đôi trong khoảng từ năm 2005 đến năm 2030 (theo Tổ chức Y tế Thế giới). Bệnh có thể ngừa được bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, gia tăng hoạt động thể lực và giữ cân nặng vừa phải, tránh bị mập phì.

Sức khỏe và gia đình

 Khám sức khỏe định kỳ – Phòng bệnh hơn chữa bệnh 
Biện pháp đơn giản và khoa học nhất để phát hiện sớm, hạn chế tối đa những tổn thương và ngăn ngừa biến chứng của bệnh lý là thẩm tra sức khỏe định kỳ.
ngừa bao gồm việc dùng thuốc và làm theo các lời khuyên của bác sỹ về đổi thay cách sống sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe hiểm nguy.
Khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát một số bệnh lý có nguy cơ cao theo nhóm tuổi, được bác sỹ tham vấn về cách điều trị và phương pháp bảo vệ sức khỏe. ngoại giả, tùy vào từng đối tượng mà thầy thuốc sẽ cho biết những nhân tố, nguy cơ bệnh có thể mắc phải, rồi đưa ra những tham vấn thích hợp.
Qua khám, thẩm tra sức khoẻ định kỳ, thầy thuốc tham vấn về các phương pháp bảo vệ sức khoẻ như đổi thay chế độ ăn uống, lề thói sinh hoạt, làm việc, cải tạo môi trường sống, tập tành thể dục, thể thao… cũng như cách theo dõi, phương pháp điều trị trong trường hợp mắc bệnh.
Những người có tiền sử gia đình về bệnh mãn tính nên đi thẩm tra sức khỏe trực tính.
Mỗi người nên đi thẩm tra sức khỏe tổng quát ít ra một lần một năm. Đây là lề thói tốt nên làm vì nhờ đó mà bệnh nhân có thể hiểu tình trạng sức khỏe của mình, chủ động hơn trong công việc và cuộc sống.



0 comments:

Post a Comment