Truy chất độc trong hạt hướng dương

on 3/12/13

 Chat doc trong hat huong duong Phần lớn hạt hướng dương đang tiêu thụ ở nước ta là hàng nhập từ Trung Quốc. 

Liên quan đến thông tin trên một số báo điện tử của Trung Quốc về việc cơ quan chức năng vừa phát hiện 7 loại hạt hướng dương rang chín bán trên thị trường có chứa chất phèn nhôm và bột talc (hóa chất dùng trong công nghiệp để chống dính khuôn) dễ gây teo não và ung thư, sáng 28-2, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục   an toàn thực phẩm   (ATTP) - Bộ Y tế, cho biết đã yêu cầu Viện Kiểm nghiệm ATTP quốc gia lấy mẫu và kiểm tra hạt hướng dương trên thị trường, đặc biệt đối với loại đã chế biến nhập từ Trung Quốc.

 Nhận diện 

Theo Cục ATTP, phèn nhôm gồm 2 loại là phèn đơn (nhôm sunfat) và phèn kép (nhôm kali, nhôm amon sunfat) hoặc dung dịch phèn nước (thông thường là dung dịch phèn nhôm sắt), được sử dụng để lắng lọc nước sinh hoạt.

Trong sản xuất và chế biến thực phẩm, Bộ Y tế cho phép sử dụng 2 loại phụ gia thực phẩm kali nhôm sunfat và amoni nhôm sunfat. Kali nhôm sunfat được sử dụng trong nhóm thực phẩm rau đóng hộp, đóng chai (đã thanh trùng) hoặc đóng túi (bao gồm nấm, rễ, thực vật thân củ và thân rễ, đậu, đỗ, lô hội) và tảo biển; amoni nhôm sunfat được dùng trong nhóm thực phẩm cá và sản phẩm thủy sản rán hoặc nấu chín, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai. Bột talc được sử dụng trong nhiều nhóm thực phẩm như sữa bột, cream bột (nguyên chất), các sản phẩm tương tự sữa bột và cream bột, phô mai ủ chín hoàn toàn (kể cả bề mặt), sản phẩm whey và whey khô (không bao gồm phô mai whey), hỗn hợp cacao (bột) và bánh cacao…

Truy chất độc trong hạt hướng dương, An toàn thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Chat doc trong hat huong duong, hat huong duong chua chat teo nao, kiem tra hat huong duong, lay mau hat huong duong, hat huong duong gay teo nao, ung thu, suc khoe, bao

Hạt hướng dương được bán rất nhiều ở các chợ, có cả loại chưa rang và đã rang chín. Ảnh: NGỌC DUNG

Tuy nhiên, Cục ATTP khẳng định không được phép sử dụng kali nhôm sunfat để rang sấy hạt hướng dương; đối với bột talc có độ tinh khiết cao, dù được sử dụng trong nhiều nhóm thực phẩm như đã nêu thì cũng không được dùng trong chế biến hạt hướng dương chín. “Điều đó cho thấy việc sử dụng các hóa chất công nghiệp trong thực phẩm bị cấm hoàn toàn vì những nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng”- ông Trung khẳng định.

 Bán đầy chợ, siêu thị 

Tại TPHCM, sau sự cố phát hiện hạt dưa chứa chất gây ung thư vào năm 2010, hầu hết người tiêu dùng chuyển sang ăn hạt bí hoặc hướng dương. Đặc biệt, hạt hướng dương được ưa chuộng do nhiều dinh dưỡng, có tác dụng tốt đến sức khỏe nên được bán quanh năm tại các chợ, siêu thị, mua bao nhiêu cũng có.

Truy chất độc trong hạt hướng dương, An toàn thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Chat doc trong hat huong duong, hat huong duong chua chat teo nao, kiem tra hat huong duong, lay mau hat huong duong, hat huong duong gay teo nao, ung thu, suc khoe, bao

Hạt hướng dương bán ở chợ Tôn Thất Đạm - TPHCM

Theo một tiểu thương ngành hàng bánh kẹo ở chợ Bình Tây, từ sau Tết Quý Tỵ, bánh mứt tiêu thụ chậm nhưng các loại hạt vẫn bán bình thường. Hiện giá hạt hướng dương bán sỉ khoảng 48.000 đồng/kg, bán lẻ 55.000 -  56.000 đồng/kg. Chúng tôi thắc mắc có lần mua hạt hướng dương ăn, vỏ ngoài nhìn vẫn bình thường nhưng phần hạt bên trong hôi mốc, tiểu thương này cho biết có thể do hàng cũ. Hạt hướng dương vỏ dày, cứng, màu sẫm nên rất khó phân biệt cũ – mới. Bình thường, nếu cột kín miệng bao bì hoặc bảo quản trong hộp kín, có thể giữ hạt giòn ngon đến 5-6 tháng.

Tất cả những người bán hàng ở các chợ đầu mối khi được chúng tôi hỏi đều khẳng định chỉ bán các loại hạt sản xuất trong nước, có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chúng tôi thắc mắc rằng trong nước không trồng nhiều hướng dương nên không thể có lượng hạt đủ để cung cấp cho thị trường thì được trả lời: “Chúng tôi lấy hàng của cơ sở sản xuất, họ cung cấp đủ giấy tờ chứng nhận thì biết là hàng của cơ sở, còn xuất xứ từ đâu thì… chịu. Nghe nói cơ sở lấy hàng từ ngoài Bắc, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu. Không biết có phải là hàng Trung Quốc tuồn qua không”.

Tại các siêu thị, hạt hướng dương được đóng hộp 200 - 300 g, nhãn hộp ghi chung chung là “sản xuất tại cơ sở…”. Lâu nay, người tiêu dùng thấy hàng có nhãn mác, địa chỉ sản xuất thì mua chứ cũng không ai quan tâm đó là hàng trong nước hay do các cơ sở sản xuất nhập hạt nguyên liệu về rang, đóng gói rồi bán ra thị trường?
 
Chủ yếu nhập từ Trung Quốc 


Theo Bộ NN-PTNT, phần lớn hạt hướng dương đang tiêu thụ tại thị trường nước ta là hàng nhập từ Nga, Trung Quốc… Trong đó, chiếm tỉ lệ lớn là từ Trung Quốc. Việt Nam chỉ có một số vùng khí hậu thích hợp trồng cây hướng dương như Lào Cai, Lâm Đồng... nhưng diện tích rất ít. Lâu nay, mặt hàng này bán phổ biến trên thị trường nhưng chưa được các cơ quan chức năng lẫn người tiêu dùng chú ý đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ. Cơ quan chức năng đã vài lần bắt được các vụ vận chuyển hạt hướng dương từ Trung Quốc nhập lậu về Việt Nam.

Theo các chuyên gia về thực phẩm, phèn nhôm có thể giữ cho hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn, khi vào cơ thể rất khó bị đào thải và gây tổn hại cho não, tế bào thần kinh khiến trí nhớ suy giảm; bột talc làm cho hạt hướng dương bóng, bắt mắt và đây là loại bột có chứa chất gây ung thư.

Nguồn: 24h.com.vn

Ở nước ta, người cao tuổi được Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân thuộc mọi lứa tuổi quan tâm chăm sóc thường xuyên, để người cao tuổi sống vui khoẻ, tiếp tục đóng góp trí tuệ và kinh nghiệm cho công cuộc phát triển đất nước. Có lẽ trên thế giới không có nhiều nơi được như ở Việt Nam, nơi tuổi tác là tài sản quí giá của mỗi gia đình, dòng họ, và của cả dân tộc.
Trên phạm vi toàn cầu, phải đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Liên Hợp Quốc mới có thông điệp về việc đảm bảo một cách không hạn chế mọi quyền lợi của người cao tuổi. Và phải 10 năm sau, vấn đề mang tính toàn cầu này mới chính thức được đặt đúng tầm vóc của nó, khi Liên Hợp Quốc quyết định lấy ngày 1/10 hằng năm làm Ngày quốc tế Người cao tuổi.

sức khỏe và đời sống

Ở Việt Nam, quan tâm chăm sóc người cao tuổi là đạo lý truyền thống ngàn năm. Hành động theo đạo lý nên không ai kể ra, mà có kể ra cũng không hết, nhưng có thể hình dung khái quát qua câu:“Sữa để em thơ, lụa tặng già”. Không chỉ về vật chất, mà đời sống tinh thần của người cao tuổi cũng được toàn xã hội quan tâm chăm lo thường xuyên, cố gắng ngày càng đủ đầy hơn theo điều kiện có thể.

Tuy nhiên, theo số liệu của Hội Người cao tuổi, hiện nay, đời sống vật chất của đa số người cao tuổi còn gặp rất nhiều khó khăn. 70% không có tích luỹ về tài chính. Người cao tuổi có cuộc sống dư dả chỉ chiếm khoảng 1%. Ngoài ra, người cao tuổi còn phải đối mặt với bệnh tật. 95% chịu gánh nặng bệnh tật kép, chủ yếu là mãn tính.

Sức khỏe và gia đình

Về đời sống tinh thần, hiện có 13% tổng số người cao tuổi gặp trắc trở, và chỉ có 20% cảm thấy thoải mái về tinh thần. Ở không ít gia đình, quan hệ giữa ông bà, cha mẹ và con cái với bổn phận “thờ mẹ, kính cha”, nghĩa vụ trách nhiệm “trẻ cậy cha, già cậy con” chưa được coi trọng, hoặc không được thực hiện thường xuyên do những lý do, hoàn cảnh khác nhau.

Để trợ giúp từng gia đình và mỗi người cao tuổi, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn, nhằm từng bước nâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần, tổ chức tốt các dịch vụ xã hội đảm bảo cho người cao tuổi sống khoẻ, sống có ích; tạo thêm cơ hội để người cao tuổi tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội, tiếp tục đóng góp trí tuệ và kinh nghiệm vào sự phát triển của đất nước.

Gần đây, Pháp lệnh về Người cao tuổi đã được nâng lên thành Luật. Rồi một Chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi từ nay đến năm 2020 đã dự kiến nhiều chỉ tiêu cụ thể phải đạt 100%. Đó là tất cả người cao tuổi được cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, người nghèo được trợ giúp xã hội. Mọi người cao tuổi đều được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, phát huy vai trò trong gia đình và cộng đồng. Các cấp lãnh đạo, người dân và người cao tuổi nhận thức rõ ràng và đầy đủ về già hoá dân số và sự cần thiết chuẩn bị cho tuổi già…

Tuy không nhiều người cao tuổi có tích lũy tốt về kinh tế, nhưng tuổi tác bao giờ cũng đi kèm với kinh nghiệm, vốn sống, trí tuệ và bản lĩnh, đó là tài sản vô giá. Tuổi cao - gương sáng - chí càng cao. Ở nơi nào trên đất nước ta cũng có thể nêu ra những tấm gương người cao tuổi làm kinh tế giỏi, vừa phát huy công sức, trí tuệ làm giàu cho bản thân, cho gia đình, cho dòng họ, vừa góp phần giải quyết công ăn việc làm, giúp đỡ về nhiều mặt cho các gia đình quanh lối xóm, cho cộng đồng, cho xã hội.

Ở phường, xã, thôn, bản, khối phố nào cũng có những người cao tuổi làm nòng cốt trong các các cuộc vận động chính trị, văn hóa, xã hội; khuyên bảo động viên con cháu và chủ động đóng góp, nêu gương sáng trong tất cả phong trào, các hoạt động ở cơ sở. Ở đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có những người cao tuổi nghỉ hưu rồi vẫn tích cực tham gia tư vấn, trợ giúp về trí tuệ và kinh nghiệm cho lớp kế tiếp. Trong các gia đình, nhiều người cao tuổi dù sức khỏe và điều kiện kinh tế hạn chế vẫn dành thời gian tham gia nuôi dạy cháu con. Thật hạnh phúc cho những đôi vợ chồng trẻ nào có ông bà nội ngoại trợ đỡ việc trông nom con cái.

Hiện cả nước ta có khoảng 8,5 triệu người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Những con số này sẽ ngày càng tăng theo xu hướng già hoá dân số. Cách đây khoảng 10 năm, Đại hội thế giới lần thứ 2 về Người cao tuổi tổ chức tại thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) đã khẳng định: “Sự tăng thêm tuổi thọ ở nhiều vùng trên thế giới là một thành tựu quan trọng của loài người”. Đã là thành tựu của loài người thì kỹ năng, kinh nghiệm, trí tuệ của người cao tuổi chắc chắn phải được thừa nhận như một thứ tài sản vô giá. Ở Việt Nam, điều này phù hợp với đạo lý truyền thống, nên đã, đang và sẽ còn tiếp tục được biểu hiện rõ ràng và mạnh mẽ hơn trong thực tế



0 comments:

Post a Comment